Bắc Ninh, kỳ tích tỉnh nhỏ thuần nông vào Top 7 giàu nhất nước

Lumia Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thành Từ một tỉnh diện tích nhỏ nhất nước với nền công nghiệp đa phần là làng nghề, Bắc Ninh vươn lên thành tỉnh có quy mô nền kinh tế đứng thứ 7 cả nước (đạt gần 200.000 tỷ đồng), GRDP bình quân đầu người chỉ sau TP.HCM.
Bắc Ninh, kỳ tích tỉnh nhỏ thuần nông vào Top 7 giàu nhất nước
TP. Bắc Ninh lộng lẫy về đêm

Năm 1997, ngay khi mới tái lập tỉnh, chính quyền tỉnh Bắc Ninh sớm xác định công nghiệp là động lực chính để phát triển kinh tế.

Hai mươi năm sau, từ một tỉnh nhỏ thuần nông, Bắc Ninh trở thành một trong những  "hạt nhân" phát triển công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp công nghệ cao của cả nước.

Đạt được kỳ tích này là bởi Bắc Ninh đã thực hiện nhiều chính sách đặc biệt để tạo sức bật ngoạn mục trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp và khu công nghiệp (KCN), từng bước vững chắc trở thành một trong những trung tâm công nghiệp phồn thịnh của Việt Nam.

Quy hoạch đi trước một bước

Năm 1997, khi mới tái lập, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh còn hạn chế, quy mô nền kinh tế nhỏ bé, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp tiểu thủ công nghiệp và một số làng nghề; công nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp. Trước thực trạng còn nhiều khó khăn, Bắc Ninh đã ưu tiên công tác quy hoạch đi trước một bước và nhanh chóng hình thành khung quy hoạch toàn tỉnh, làm cơ sở để xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển đô thị, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Xem Video: Skyline - TP Bắc Ninh về đêm đẹp lung linh

//

Sau hơn 20 năm, tỉnh Bắc Ninh nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về phát triển kinh tế - xã hội với quy mô và tốc độ phát triển đô thị mạnh mẽ. Đến nay, 100% diện tích đất tự nhiên của tỉnh được phủ kín xây dựng, từ quy hoạch vùng tỉnh đến các đô thị công nghiệp, quy hoạch xã nông thôn mới. Hệ thống đô thị được mở rộng hơn 200 km2 với gần 64 khu đô thị và hơn 200 khu nhà ở, tổng diện tích khoảng 6.700 ha. Các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị được đầu tư, bắt kịp tốc độ đô thị hóa.

Hiện Bắc Ninh được đánh giá là điểm đầu tư tiềm năng số một Việt Nam với nhiều tập đoàn toàn cầu đang đặt trụ sở, nhà máy sản xuất.

Chính sách định hướng kinh tế “Trải thảm đỏ đón đầu tư”

Tuy là tỉnh có diện tích khá khiêm tốn, chỉ khoảng 822,7 km2 nhưng Bắc Ninh vẫn thu hút được nguồn vốn ngoại nhờ vào cơ chế đầu tư thông thoáng cùng những chính sách quy hoạch rõ ràng. Đầu năm 2012, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành 4 bản quy hoạch công nghiệp tổng thể: Quy hoạch phát triển nông thôn giai đoạn 2011 - 2020, Quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2011 - 2010 và tầm nhìn đến 2030.

Quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Điều chỉnh quy hoạch các cụm công nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Bên cạnh đó, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động dồi dào, chính sách cải thiện môi trường kinh doanh, cơ sở hạ tầng tốt cũng là những yếu tố khiến tỉnh Bắc Ninh “lọt” vào tầm ngắm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Một góc Khu công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh), nơi tập trung nhiều doanh nghiệp FDI

Hơn 20 năm (1997 - 2020) trải thảm đỏ đón các nhà đầu tư nước ngoài, Bắc Ninh đã thu hút hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, các tập đoàn kinh tế lớn, thương hiệu hàng đầu như Canon, SamSung, Nokia, Pepsico, ABB, Foxcon, Fushen…  

Với những giải pháp đồng bộ và toàn diện, năng lực thu hút vốn FDI của tỉnh Bắc Ninh đã không ngừng được nâng lên, trở thành động lực quan trọng đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, đưa Bắc Ninh trở thành địa phương có nền kinh tế năng động với nhiều thành tựu.

Cải thiện môi trường đầu tư với "2 ít, 3 cao"

Từ đầu năm 2020 đến nay, nhằm tạo sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tỉnh Bắc Ninh đã chú trọng và tập trung cải thiện môi trường đầu tư. Nhất quán với quan điểm thu hút đầu tư có chọn lọc, theo định hướng "2 ít, 3 cao", tỉnh ưu tiên các dự án sử dụng ít đất, ít lao động; suất vốn đầu tư cao, đóng góp ngân sách cao và hàm lượng công nghệ cao.

Cùng với đó, UBND tỉnh Bắc Ninh cũng tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới môi trường đầu tư nhằm đáp ứng tối đa yêu cầu của nhà đầu tư. Tỉnh chú trọng, tập trung hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, dịch vụ ngoài hàng rào các KCN, cụm công nghiệp; tăng tính ổn định của việc cung cấp điện, nước, viễn thông, hạ tầng giao thông để tạo điều kiện thu hút các dự án lớn, có sức lan tỏa phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

 

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, tỉnh Bắc Ninh đề ra một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các KCN; đẩy mạnh hỗ trợ DN trong giải quyết các thủ tục hành chính, trực tiếp kịp thời, tháo gỡ khó khăn cho DN, hỗ trợ DN trong nước liên kết và tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn; đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua việc tạo lập hình ảnh từ các doanh nghiệp FDI lớn...

Những việc làm trên đã giúp Bắc Ninh thu hút được 119 dự án FDI, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 334,8 triệu USD trng năm 2020. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 1.602 dự án FDI được cấp phép đầu tư (còn hiệu lực), tổng vốn đầu tư sau điều chỉnh là 19.643,5 triệu USD.

Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2020 của UBND tỉnh cho thấy, kinh tế Bắc Ninh hội nhập quốc tế sâu rộng đã đạt tốc độ tăng trưởng 1% trong bối cảnh kinh tế thế giới rơi vào suy thoái; quy mô GRDP tiếp tục được mở rộng, ước 204,6 nghìn tỷ đồng, đứng thứ 7 toàn quốc; GRDP bình quân đầu người ước 144,2 triệu đồng, gấp 2,1 lần bình quân cả nước.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật