Không chiến: Rafale Pháp hạ Su-35 Nga trên bầu trời Châu Á

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Indonesia bỏ máy bay tiêm kích Nga để mua tiêm kích Pháp
Không chiến: Rafale Pháp hạ Su-35 Nga trên bầu trời Châu Á
tiêm kích Su-35 Nga

Xin giới thiệu tiếp bài viết về vũ khí- trang bị kỹ thuật quân sự các nước của chuyên gia quân sự, nguyên kỹ sư chính Phòng Thiết kế Tên lửa TSIMASH Vladimir Tuchkov. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 18/6/2021:

Máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4 Rafale của Pháp (Ảnh: Marina Lystseva / TASS)

Người Pháp ca khúc khải hoàn. Đã giành được một chiến thắng kinh tế rất quan trọng trước Nga trên thị trường vũ khí. Indonesia, sau một thời gian dài đắn đo cân nhắc, đã quyết định mua tiêm kích “Rafale” của Pháp chứ không phải là tiêm kích Su-35 Nga.

Mặc dù đã có lúc phần thắng gần như nằm trong tay chúng ta. Vào tháng 2/2018, một hợp đồng cung cấp 11 máy bay tiêm kích Nga trị giá 1,15 tỷ USD đã được ký kết. Theo hợp đồng, vào năm 2019 sẽ bàn giao 8 chiếc tiêm kích, năm 2020 – tiếp 3 chiếc nữa.

Đối với Jakarta, hợp đồng này cực kỳ có lợi nếu xét từ góc độ kinh tế, bởi vì giá không quá cao, nếu tính đến cả các điều khoản về vũ khí, phụ tùng thay thế và dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật kèm theo. Nhưng như vậy vẫn chưa hết.

Một nửa số tiền này được thanh toán theo phương thức hàng đổi hàng – bằng dầu cọ, mặt hàng mà các nước phát triển thường từ chối.

Một cái lợi khác nữa là theo hợp đồng thì việc giao hàng gần như được thực hiện tức thời. Những hợp đồng mua các thiết bị quân sự phức tạp như vậy thường kéo dài, khách mua đôi khi phải đợi đến 4-5 năm.

Việc xé bỏ một hợp đồng có lợi như vậy đối với Indonesia sẽ không thể xảy ra nếu bên mua chỉ tuân theo những tiêu chí thuần túy kỹ thuật. Bởi lẽ, Su-35 được tất cả các chuyên gia trên thế giới nhất trí thừa nhận là máy bay tiêm kích đa năng thế hệ 4 ++ tốt nhất thế giới. Có nghĩa là thế hệ “tiền thế hệ 5”.

Cần lưu ý rằng nhu cầu hiện đại hóa đội hình máy bay của không quân tiêm kích Indonesia đang rất cấp thiết. Không quân nước này cho đến thời điểm hiện tại vẫn đang khai thác các máy bay tiêm kích được người Mỹ sử dụng ồ ạt trong chiến tranh Việt Nam – đó là F-5 Tiger.

Nhưng ngay cả các máy bay hiện đại hơn cũng đòi hỏi, nếu không phải là thay thế, thì chí ít cũng phải là hiện đại hóa. Chúng là những máy bay tiêm kích F-16A Block 15 Fighting Falcon xuất xưởng năm 1981.

F-16A Block 15 Fighting Falcon

Còn về sự hài hòa của đội hình máy bay tiêm kích, thì ở đây có một tỷ lệ mất cân đối khủng khiếp. Trên thực tế, gần như tất cả các máy bay của Không quân Indonexia đều thuộc lớp máy bay tiêm kích hạng nhẹ. Trong số những chiếc hạng nặng, chỉ có 11 chiếc Su-30-MK và 5 chiếc Su-27.

Chính vì vậy, với tư cách không chỉ là máy bay tiêm kích hạng nặng, mà còn là kiểu máy bay tiêm kích thế hệ 4++ tốt nhất, Su-35 cần cho Không quân Indonesia như cần không khí để thở.

Tuy nhiên, đã có các nhân tố chính trị chen vào. Và không nghi ngờ gì nữa, còn cả các nhân tố “nhạ‌y cả‌m” khác.

Áp lực bắt đầu đè nặng lên Jakarta khoảng một tháng trước khi ký hợp đồng, khi mọi việc đã rõ ràng là nó sẽ được ký kết. Vấn đề là ở chỗ vào năm 2017, Indonesia thông báo mở thầu mua máy bay thay thế 10 chiếc F-5 Tiger của mình.

Trong số 5 máy bay dự thầu, có cả Su-35. Các đối thủ chính của Su-35- máy bay tiêm kích Châu Âu “Typhoon” và F-16 Viper của Mỹ. tiêm kích Nga đã giành chiến thắng trong cuộc đua nên việc hợp đồng được ký là chuyện gần như đương nhiên.

Vào tháng 1/2018, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis đến thăm chính thức Jakarta. Một trong những nhiệm vụ mà ông này phải giải quyết- đó là chặn bằng được việc Indonesia mua máy bay Nga.

Ông Mattis tuyên bố rõ ràng rằng nếu Indonexia ký hợp đồng với “Rosoboronservis” (Nga), Mỹ sẽ ngừng ngay việc cung cấp phụ tùng thay thế cho F-16 (Không quân Indonexia hiện đang có trong trang bị khoảng 40 chiếc F-16).

Và điều này tất nhiên sẽ hoàn toàn đúng luật, tất nhiên, luật của Mỹ - tức bộ luật CAATSA ("Về đối phó với kẻ thù của nước Mỹ thông qua các biện pháp trừng phạt").

Nhưng Jakarta đã bỏ ngoài tai không nghe, hợp đồng đã được ký kết. Và sau đó thì sức ép của Washington đối với Jakarta bắt đầu gia tăng. Và cuối cùng, mọi việc đã trở nên nghiêm trọng hơn nhiều so với các tuyên bố đe dọa mang tính kinh tế.

Washington thề sẽ hỗ trợ phe đối lập bằng mọi cách có thể - cả về vật chất, thông tin và cả về chính trị. Và sẽ đưa “tổng thống của mình" lên nắm quyền thay cho một Widodo quá cố chấp.

Trong một tình thế không hề đơn giản như vậy, Jakarta bắt đầu kéo dài thời gian bằng cách viện các thủ tục phức tạp ở phần nghĩa vụ tài chính trong hợp đồng, và tuyên bố rằng để hợp đồng chính thức được phê duyệt lần cuối, cần phải có chữ ký của bốn bộ trưởng khác nhau.

Và cũng thòng thêm rằng việc tìm được một thỏa hiệp có thể được cả bốn Bộ chấp nhận là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn.

Và đột nhiên, vào đầu năm 2020, trên tờ báo rất có ảnh hưởng của Indonesia là ndoAviation đã cho đăng một bài báo của cựu tư lệnh Phòng không Indonesia Eris Harianto với những lời lẽ chỉ trích gay gắtSu-35.

Ông này nêu rất cụ thể, theo đúng kiểu nhà binh, 4 lý do khiến Không quân Indonexia phải từ chối mua kiểu máy bay này. Những lý do được nêu là hoàn toàn bịa đặt.

1. Su-35 là một máy bay đã cũ (nó mới bắt đầu được khai thác từ năm 2014. - "SP"), bởi vì đây chỉ là một biến thể của Su-27.

2. Radar ăng ten mạng pha thụ động, trong khi (Không quân Indonexia) cần radar mạng pha chủ động. Vấn đề là ở chỗ đối với Su-35, kiểu radar này là tối ưu.

3. Máy bay có kích thước lớn, vì vậy nó dễ trúng tên lửa đối phương.

4. Chi phí bảo dưỡng Su-35 đắt đỏ hơn nhiều so với F-35 (vị tướng phòng không nghỉ hưu này đề xuất mua F-35). Đến đây thì sự dối trá đã được nhân lên gấp bội.

Và sau đó thì bắt đầu xảy ra những chuyện không thể hình dung nổi. Dĩ nhiên, Mỹ không chào hàng F-35 với Indonesia. Áo đề xuất cung cấp cho Indonexia những chiếc máy bay tiêm kích “Typhoon” đã qua sử dụng.

Chính là kiểu máy bay đã thua Su-35 trong cuộc đấu thầu. Nhưng không phải là những chiếc máy bay đồ cũ như đề xuất, mà là những máy bay hoàn toàn mới, đi thẳng từ nhà máy tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto rất nhiệt tình chấp nhận đề xuất này vào tháng 7/2020. Và mọi việc đã tiến triển – đi đến ký kết một thỏa thuận mà theo đó Jakarta dự định sẽ mua 15 máy bay tiêm kích Châu Âu với giá 124 triệu USD mỗi chiếc.

Vẫn mua, bất chấp một thực tế là những máy bay tiêm kích này đã không còn trẻ xét từ mọi khía cạnh - đã bị "hao mòn" trong trang bị Không quân Áo, đã được thiết kế từ cách đây 25 năm. Và chưa hết, chúng còn đắt hơn cả Su-35.

Tuy nhiên, ý tưởng này đã vấp phải sự phản đối khá mạnh mẽ trong các hành lang của cơ quan lập pháp. Và buộc phải quyết định từ bỏ chiếc tiêm kích “Typhoon” Châu Âu.

Nhưng vì những “Typhoon” đã gần hết hạn khấu hao này cần phải được thay thế bằng một thứ gì đó, Jakarta đã chuyển hướng sang Hàn Quốc. Và vào đầu năm nay, cái nhìn của Jakarta bắt đầu hướng về chiếc máy bay tiêm kích “cận” thế hệ 5 KF-21 của Hàn Quốc.

Một thỏa thuận (bản ghi nhớ) đã được ký kết về ý định mua 50 chiếc KF-21. Tuy nhiên, điều này có thể không sớm xảy ra, vì buổi giới thiệu nguyên mẫu KF-21 đầu tiên vừa mới “tập bay” diễn ra vào tháng 5 năm nay

Thế mà đột nhiên lại có một thông báo về việc trong chuyến thăm Jakarta của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly, hai bên đã ký một thỏa thuận về dự định mua 36 máy bay chiến đấu “Rafale” được chế tạo mới.

Dự kiến hợp đồng cuối cùng sẽ được ký vào năm 2022. Ở Nga, thông tin này được coi là một bằng chứng cho thấy Indonesia cuối cùng đã bỏ không mua Su-35 của Nga.

Mặc dù mọi việc đã rõ ràng từ một năm trước.

Tuy vậy, việc chuyển hướng về phía Pháp vẫn có điểm gì đấy khá lạ lùng. Chính Pháp đã bán cũng đúng 36 chiếc “Raphale” cho Ấn Độ sau cuộc đấu thầu, rõ ràng là có “yếu tố tham nhũng cấu thành”.

Các chính trị gia đối lập Ấn Độ tuyên bố thẳng thừng rằng hợp đồng này là "vụ áp phe quốc phòng lớn nhất trong lịch sử". New Delhi phải chi 7,9 tỷ euro, mỗi chiếc máy bay trị giá 220 triệu euro. Liệu Jakarta có thể trả được số tiền tương tự không? Hơn nữa, người Pháp chắc chắn sẽ không lấy dầu cọ. Đấy là thứ nhất.

Và thứ hai, Không quân Indonexia chưa từng bao giờ khai thác các máy bay Pháp. Và điều này có nghĩa là việc triển khai đưa vào sử dụng và bảo dưỡng Raphale sẽ phức tạp hơn rất nhiều so với Su-35.

Thứ ba, Ấn Độ đã ký hợp đồng mua 36 máy bay của Pháp từ cách đây 5 năm. Đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có 12 chiếc được bàn giao. Nếu mọi việc cứ tiếp tục tiến triển với tốc độ như thế này, thì mãi đến cuối thập kỷ Pháp mới giao đủ số máy bay theo hợp đồng cho Ấn Độ.

Và chỉ sau đó mới đến lượt Indonesia. Bởi vì, chắc chắn người Pháp sẽ không xây dựng thêm các nhà máy để đẩy nhanh tiến độ sản xuất.

Thế đấy, Hoa Kỳ đã làm cho Indonesia nghĩ đến mức tự gây hại cho chính mình. Và thiệt hại này là rất đáng kể.

Mặc dù, tất nhiên, Nga cũng mất mát khá nhiều.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật