Bộ trưởng Bộ Y tế: TP.HCM chuẩn bị kịch bản 5.000 ca Covid-19, phong toả cứng những khu vực trọng điểm

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo TP.HCM cần chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản có 5.000 ca Covid-19; phối hợp cùng lực lượng quân đội trên địa bàn lên phương án thành lập bệnh viện d‌ã chi‌ến.
Bộ trưởng Bộ Y tế: TP.HCM chuẩn bị kịch bản 5.000 ca Covid-19, phong toả cứng những khu vực trọng điểm
Toàn cảnh cuộc họp chiều 19/6 (Ảnh: Bộ Y tế)

Chiều 19/6, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã chủ trì buổi làm việc về công tác phòng chống dịch tại TP.HCM. Tính đến tối 19/6 từ đợt dịch thứ 4, địa phương này ghi nhận hơn 1.400 ca Covid-19 trong cộng đồng, với 23 chuỗi, ổ lây nhiễm đã được xác định với nhiều mối liên hệ dịch tễ khác nhau. 370 bệnh nhân được điều trị khỏi, 2 ca t‌ử von‌g.

Từ ngày 26/5 đến hết 18/6, TP.HCM đã xét nghiệm 664.179 mẫu, tổ chức 3 đợt tiêm vaccine Covid-19. Chiến dịch tiêm chủng lần 4 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay đã bắt đầu triển khai sáng 19/6 với tổng 836.000 liều vaccine được cấp và dự kiến hoàn thành trước 27/6.

Xem Video: Sáng 20/6: Có 78 ca Covid-19, TP.HCM có 46 bệnh nhân

//

Nâng cao năng lực xét nghiệm lên 500.000 mẫu gộp/ngày

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định TP.HCM đã triệt để giãn cách đúng mức độ, đúng thời điểm, giúp thành phố cơ bản kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên đặc điểm đợt dịch lần này có sự khác biệt so với những lần trước, không thể hoàn toàn truy vết được tất cả nguồn lây bởi sự xuất hiện của các chùm ca bệnh, mầm bệnh có thể phát tán và lây lan nhanh, xảy ra việc bỏ sót ca bệnh tiềm ẩn làm lây lan ra những trường hợp khác.

Đồng thời tốc độ lây lan cũng rất nhanh. Trên thực tế cho thấy khi ghi nhận một ca bệnh thì nhiều người trong gia đình, một dây chuyền sản xuất hay một công ty cũng bị lây nhiễm.

Về định hướng trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, nâng cao năng lực xét nghiệm lên 500.000 mẫu gộp/ngày là một trong những giải pháp chiến lược để TP.HCM có thể nhanh chóng khống chế, ngăn chặn dịch bệnh.

Khu vực phong tỏa trên đường An Dương Vương, phường 16, quận 8 (Ảnh: Bộ Y tế)

Công tác xét nghiệm cần được triển khai theo nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể, với các khu vực trọng điểm đảm bảo xét nghiệm toàn bộ cho các đối tượng liên quan, không bỏ sót và thực hiện xét nghiệm lặp lại sau 5-7 ngày.

Với các ca bệnh được phát hiện thông qua tầm soát tại các bệnh viện, cần tiến hành ngay việc khoanh vùng, xét nghiệm toàn bộ khu vực, song song truy vết và xét nghiệm những người liên quan.

Đối với khu công nghiệp, xét nghiệm tầm soát thường xuyên, bảo vệ bằng được khu công nghiệp trước nguy cơ dịch bệnh xâm nhập. Đồng thời TP.HCM cần triển khai xét nghiệm tầm soát diện rộng cho toàn thành phố theo quy mô hộ dân, với mỗi hộ dân xét nghiệm 1-2 người.

Ngành Y tế cần triển khai xét nghiệm nhanh kháng nguyên, áp dụng rộng rãi để không tồn mẫu; Tăng cường nhân lực lấy mẫu và xét nghiệm. Đồng thời có thể xem xét, hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh tại nhà.

Đối với các cơ sở y tế, triển khai xét nghiệm cho tất cả bệnh nhân đến khám bệnh, không chỉ tập trung các nhóm đối tượng có các biểu hiện lâm sàng như ho, sốt.

Bộ Y tế đã giao các cơ quan trực thuộc Bộ đóng trên địa bàn tổng lực hỗ trợ ngành Y tế TP.HCM. Trong đó, trường Đại học Y Dược TP.HCM sẽ huy động toàn bộ sinh viên tham gia công tác lấy mẫu, vấn đề chính sách, chế độ sẽ do Bộ Y tế thực hiện; viện Pasteur và các bộ phận sẽ hỗ trợ tối đa với sự điều phối của TP.HCM.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long

Chuẩn bị kịch bản 5.000 ca Covid-19

Đối với vấn đề giãn cách xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhận định TP.HCM đã thực hiện giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên việc triển khai còn nhiều bất cập.

Bộ trưởng khuyến nghị, việc giãn cách nên được thực hiện theo nhiều mức độ khác nhau tùy theo đặc điểm của từng khu vực, không nên cứng nhắc áp dụng Chỉ thị 16 trên toàn TP. Theo đó, toàn thành phố thực hiện nghiêm theo Chỉ thị 15. Những khu vực trọng tâm, trọng điểm theo Chỉ thị 16, 16+ hay thậm chí áp dụng phong tỏa cứng.

Về công tác điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo TP.HCM cần chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản có 5.000 ca Covid-19; phối hợp cùng lực lượng quân đội trên địa bàn lên phương án thành lập bệnh viện d‌ã chi‌ến.

Bộ Y tế giao bệnh viện Chợ Rẫy sẵn sàng kịch bản thiết lập khu cấp cứu để tiếp nhận điều trị cho các trường hợp bệnh nhân nặng, đặc biệt các ca cần can thiệp chuyên sâu như ECMO (tim phổi nhân tạo)

Đối với kịch bản này, Ngành Y tế TP.HCM cần rà soát và chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, trang thiết bị, vật tư y tế… Bộ Y tế sẽ viện trợ thành phố một số trang thiết bị cần thiết như thiết bị HFLC, máy thở… Bên cạnh đó Bộ cũng sẽ hỗ trợ, phối hợp cùng TP.HCM chuẩn bị phương án mua sắm các hệ thống ECMO đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân nặng.

Với công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, Bộ yêu cầu thành phố tổng lực triển khai theo kế hoạch và tiến độ đã được đề ra, sẵn sàng cho những chiến dịch tiêm chủng tiếp theo trong thời gian tới.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 11748
  1. Hình ảnh xúc động của “thiên thần nhỏ” phải xa gia đình đi điều trị Covid-19
  2. Sáng 25/6: Thêm 91 ca mắc COVID-19, trong đó TPHCM tiếp tục nhiều nhất 57 ca
  3. Tối 24-6 thêm 116 ca nhiễm COVID-19 mới, dịch lan đến Phú Yên
  4. Bé 7 tháng mắc Covid-19 phải xa mẹ, bú ké bác sĩ, hội bỉm sữa tặng ngay một tủ lạnh “ngập vàng”
  5. Hơn 1 triệu người ở TP.HCM liên quan tới COVID-19
  6. Nhiều bệnh viện trị Covid-19 TP HCM sắp hết công suất giường
  7. Sáng 24/6: Thêm 42 ca mắc COVID-19, Việt Nam có tổng số 13.989 bệnh nhân
  8. 132 điểm có Covid-19 vào diện giám sát y tế tại TP HCM
  9. TP HCM tìm người đến các chợ Bình Điền, Hóc Môn, Sơn Kỳ
  10. Bộ Y tế hoả tốc yêu cầu TP.HCM đẩy nhanh tốc độ tiêm vắc xin Covid-19
  11. Trưa 23/6: Thêm 80 ca mắc COVID-19, TPHCM tiếp tục nhiều nhất với 40 ca
  12. TP.HCM tìm người từng đến cây xăng ngã 7 Lê Hồng Phong - Thái Tổ
  13. Thêm 55 ca Covid-19, hầu hết ở TP HCM
  14. TP HCM dẫn đầu cả nước ca nhiễm trong ngày
  15. Sáng 23/6: Cả nước có 55 ca mắc COVID-19, riêng TP Hồ Chí Minh đã 51 ca
  16. Sáng 22/6, TP Hồ Chí Minh thêm 36 ca mắc COVID-19
  17. NÓNG: Thêm 21 ca mắc mới, Bình Dương ghi nhận 108 bệnh nhân COVID-19
  18. Trưa 21/6, ghi nhận thêm 90 ca mắc COVID-19, TP.HCM có 63 ca
  19. Sáng 21/6: Thêm 47 ca mắc COVID-19, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 13.258 bệnh nhân
  20. Thêm 300 ca mắc mới tại 9 tỉnh, thành phố trong ngày 20-6
  21. Tp.hcm ghi nhận 1.561 ca mắc covid-19 trong đợt bùng phát dịch thứ 4, cao thứ 2 cả nước
  22. Trưa 20/6 thêm 139 ca Covid-19
Video và Bài nổi bật