“Ukraine khó làm nên khác biệt với Nga dù có Rafale”

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo chuyên gia Mỹ Sebastian Roblin, Không quân Ukraine sẽ có khả năng chiến đấu rất mạnh với tiêm kích Rafale nhưng chừng đó chưa đủ tạo nên khác biệt với Nga.
“Ukraine khó làm nên khác biệt với Nga dù có Rafale”
tiêm kích Rafale.

Nhận định trêm được chuyên gia quân sự Mỹ đưa ra khi Ukraine đang úp mở khả năng mua tiêm kích Rafale của Pháp để đối phó với lực lượng vũ trang Nga nếu xung đột xảy ra.

Chuyên gia Sebastian Roblin cho biết, ngay từ năm 2020, Ukraine tuyên bố sẽ chi 7,5 tỉ USD trong 15 năm tới để hiện đại hóa lực lượng không quân và mua 36-42 máy bay chiến đấu mới. Và tiêm kích Thụy Điển và Rafale đang được chính quyền Kiev đặc biệt quan tâm.

Rafale là một máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4++, được trang bị nhiều loại vũ khí và được thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau như kiểm soát đường không, đánh chặn, trinh sát đường không, hỗ trợ mặt đất, tấn công chiều sâu, tấn công chống hạm và răn đe hạt nhân...

Trong trường hợp tiêm kích hạng nặng này được Ukraine mua về và được sử dụng với mục đích chống Nga, khó có thể nói trước điều gì với thành tích và số phận những chiến đấu cơ này.

Bởi theo Roblin, ngay khi Ukraine nhòm ngó đến Rafale, phía Nga đã cảnh báo sẽ có nhiều hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn, tầm trung và tầm xa có thể xuất hiện trong biên chế hai nước cộng hòa tự xưng DPR và LPR.

Điều này sẽ cho phép họ tấn công tiêm kích Pháp sản xuất từ khoảng cách an toàn mà nó chưa kịp khai hỏa. Một vấn đề nữa mà ông Sebastian Roblin nghi ngờ đó là, máy bay Rafale của Pháp liệu có thực sự đạt hiệu quả cao hơn so với các máy bay chiến đấu một động cơ của Mỹ và Thụy Điển.

"Ngay cả trong trường hợp Nga không dùng đến tên lửa đất đối không, tiêm kích của Ukraine cũng khó có chút lợi thế nào. Bởi hiện tại, trong không quân Nga đang có sự phục vụ của những tiêm kích đánh chặn mẫu mực như Su-35S, Su-30SM, MiG-31...

Vì vậy, chỉ với việc sở hữu Rafale, tiêm kích Mỹ hay máy bay do Thụy Điển sản xuất, Không quân Ukraine khó có thể tìm kiếm chút lợi thế khi phải đối đầu với Nga", chuyên gia Mỹ nói.

Hồi cuối tháng 4, Lực lượng quân sự được Nga triển khai gần biên giới Ukraine đã rút về nơi đóng quân sau nhiều tuần căng thẳng với phương Tây. "Các đơn vị đang hành quân đến ga tàu và sân bay, trong khi khí tài được chuyển lên tàu đổ bộ, sân ga và vận tải cơ quân sự", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu trước đó thông báo các cuộc diễn tập gần Ukraine đã kết thúc vào ngày 22/4 và toàn bộ binh sĩ tham gia hoạt động này sẽ trở về các căn cứ thường trực trước ngày 1/5.

"Tôi tin rằng mục tiêu các cuộc kiểm tra đã đạt được. Quân đội đã chứng tỏ khả năng của họ trong việc đảm bảo nền phòng thủ đáng tin cậy cho đất nước. Do đó, tôi quyết định hoàn thành việc kiểm tra ở các quân khu phía nam và phía tây", Shoigu cho hay.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhanh chóng hoan nghênh tuyên bố này, song cảnh báo quân đội Ukraine tiếp tục duy trì cảnh giác. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay ông sẵn sàng chào đón người đồng cấp Ukraine tại Moskva vào bất cứ lúc nào để thảo luận về quan hệ song phương, nhưng lưu ý Zelensky cũng nên trao đổi với các lãnh đạo ly khai ở miền đông Ukraine về tình hình chiến sự leo thang.

Quân đội Ukraine chiến đấu với các lực lượng ly khai thân Nga tại khu vực Donetsk và Lugansk ở phía đông đất nước kể từ năm 2014, sau khi Nga sát nhập bán đảo Crimea. Hơn 13.000 người đã thiệt mạng trong cuộc xung đột.

Trong lúc căng thẳng giữa Kiev với lực lượng ly khai gia tăng, Moskva triển khai nhiều khí tài gồm xe tăng, pháo và thiết giáp hạng nặng tới khu vực gần biên giới với Ukraine từ cuối tháng 3. Mỹ ước tính hiện khoảng 80.000 lính Nga đã xuất hiện tại bán đảo Crimea và gần biên giới Ukraine, trong khi Liên minh châu Âu đưa ra con số 100.000 người.

Giới quan sát cho rằng động thái điều quân của Nga có thể nhằm răn đe Ukraine, đồng thời phát tín hiệu "nắn gân" với các thế lực hậu thuẫn bên ngoài.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật