Phát hiện loài côn trùng đầu tiên có “áo giáp” sinh học

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nhà sinh vật học phát hiện một loài kiến trồng nấm có thể dùng vi sinh vật để làm tăng độ cứng của lớp xương ngoài.
Phát hiện loài côn trùng đầu tiên có “áo giáp” sinh học
Lớp phủ vi sinh vật giúp Acromyrmex chống lại kẻ thù lớn hơn khi chiến đấu. Ảnh: Caitlin M. Carlson.

Trong lúc nghiên cứu mối quan hệ giữa kiến trồng nấm Acromyrmex echinatior và vi khuẩn sản xuất kháng sinh giúp chúng bảo vệ "mùa màng", các nhà sinh vật học từ Đại học Wisconsin-Madison của Mỹ đã tình cờ phát hiện một lớp phủ màu trắng dạng hạt trên bề mặt c‌ơ th‌ể của những con kiến lính - kiến thợ lớn có nhiệm vụ canh gác và bảo vệ tổ.

Trong một báo cáo mới trên tạp chí Nature Communications, trưởng nhóm nghiên cứu Hongjie Li cho biết lớp phủ được tạo nên bởi các vi sinh vật khi kiến trưởng thành. Nó chứa thành phần chủ yếu là canxit và magie, giúp làm tăng độ cứng của lớp xương ngoài.

Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ tại sao kiến Acromyrmex echinatior lại có bộ giáp bất thường như vậy. Đồng tác giả của nghiên cứu Cameron Currie, Giáo sư vi khuẩn học tại Wisconsin-Madison, suy đoán rằng nó có thể liên quan đến một loài kiến trồng nấm khác có tên khoa học là Atta cephalotes.

Hai loài này thường tham gia vào các cuộc chiến tranh giành lãnh thổ. Các quan sát trong phòng thí nghiệm cho thấy khi kiến lính Acromyrmex không có áo giáp sinh học, chúng dễ dàng bị kiến Atta xé thành từng mảnh. Tuy nhiên, khi được trang bị lớp phủ vi sinh vật, chúng áp đảo đối thủ trong hầu hết cuộc chiến.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy áo giáp sinh học còn giúp bảo vệ kiến khỏi Metarhizium anisopliae, một loại nấm gây bệnh lây lan nhanh chóng trong các tổ kiến đông đúc. Acromyrmex echinatior được biết đến là sống theo những đàn lớn lên tới hàng trăm nghìn thành viên.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật