Xe buýt TPHCM nguy cơ dừng hoạt động vì... hết tiền?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều đơn vị vận tải xe buýt tại TPHCM đang kiến nghị thanh toán các khoản công nợ do trợ giá xe buýt. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp “dọa“ ngưng hoạt động từ ngày 15/8.
Xe buýt TPHCM nguy cơ dừng hoạt động vì... hết tiền?
Nhiều đơn vị vận tải xe buýt (quản lý hầu hết các tuyến xe buýt) tại TPHCM đang gặp nhiều khó khăn và “dọa“ ngưng hoạt động từ 15/8

Xem Video: TPHCM: Cắt giảm nhiều xe buýt vì thua lỗ

//

Ông Nguyễn Văn Lèo - Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải TPHCM - cho biết đang cùng 11 đơn vị vận tải xe buýt kiến nghị việc phân bổ tiền trợ giá xe buýt kéo dài trong nhiều tháng qua.

Đến nay, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (thuộc Sở Giao thông vận tải TPHCM) vẫn chưa ký hợp đồng đặt hàng với các doanh nghiệp để phân bổ tiền trợ giá năm 2020 và chỉ ký hợp đồng nguyên tắc để nhận tiền tạm ứng trợ giá xe buýt. 

Trong khi đó, khoản chi phí trợ giá phân bổ về cho các doanh nghiệp những tháng qua chỉ nhỏ giọt ở mức khoảng 50% của đơn giá năm trước. 

Theo ông Lèo, số tiền này không đủ để các xã viên trả lãi ngân hàng tiền mua xe mới, trả lương nhân viên và nhiên liệu. Vì vậy, các đơn vị vận tải xe buýt rất khó khăn. 

Tổng Giám đốc Công ty CP Vận tải TPHCM cho biết, nếu các cơ quan chức năng không giải quyết sớm thì đến ngày 15/8, các đơn vị vận tải xe buýt sẽ không còn tiền trả lương, đổ dầu, phải ngưng hoạt động.

Được biết, sáng nay (7/7), các đơn vị vận tải xe buýt có cuộc họp với Trung tâm Quản lý giao thông công cộng về kiến nghị nêu trên.

Trong một diễn biến liên quan, mới đây, Sở Giao thông vận tải TPHCM đề xuất dự toán chi ngân sách trợ giá cho xe buýt năm 2020 là 1.311 tỷ đồng, tăng 161 tỷ đồng so với dự toán được giao. Nếu không, xe buýt chỉ hoạt động đến giữa tháng 11.

Theo Sở GTVT TP, hoạt động xe buýt có thay đổi và điều chỉnh để thích ứng với đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19. 

Nếu dự toán ngân sách trợ giá xe buýt năm 2020 vẫn ở mức 1.150 tỷ đồng, hệ thống xe buýt chỉ hoạt động đến khoảng giữa tháng 11; hoặc phải giảm xuống còn 85% số chuyến theo kế hoạch giai đoạn từ ngày 1/7 đến 31/12 (trong đó phải ngưng một số tuyến).

Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu đi lại của người dân, nguy cơ phá vỡ tính liên thông và mạng lưới tuyến, tác động đến hoạt động của những tuyến xe buýt còn lại...

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật