Xuất hiện nhiều vết nứt trên đê tả sông Đáy ở Hà Nam

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các vết nứt trên tuyến đê tả sông Đáy thu‌ộc đị‌a bàn 2 xã Thanh Nghị và Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ảnh:TTXVN phát
Xuất hiện nhiều vết nứt trên đê tả sông Đáy ở Hà Nam
Ảnh minh họa

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam, ngày 8/6 Hạt Quản lý đê huyện Thanh Liêm đã phát hiện trên đoạn đê tả sông Đáy từ K130+096 – K130+365, chiều dài 269m xảy ra hiện tượng nứt dọc giữa mặt đê kéo dài theo chiều dài tuyến đê, chiều rộng vết nứt từ 1-3 cm và có độ sâu trung bình khoảng 5-25 cm. Hai bên mái thượng, hạ lưu cũng xuất hiện một số vết nứt dọc theo mái đê nhưng không xảy ra hiện tượng sụt, trượt.

Trên tuyến đê tả Đáy tiếp tục xuất hiện thêm 5 vết nứt dọc giữa mặt đê. Cụ thể là đoạn từ K130+500 - K130+512, dài 12m; K130+563 - K130+6904, dài 41m; K131+007 - K131+017, dài 10m; K131+048 - K131+098, dài 50m; K131+114 - K131+200, dài 86m. Các vết nứt này có chiều rộng từ 1- 2 cm, chiều sâu từ 5 - 2

Tuyến đê khu vực xảy ra sự cố có mặt đê rải đá cấp phối rộng khoảng 3,6m, sát chân đê là ruộng và nhà dân và cách bờ sông Đáy khoảng từ 100 - 170m.

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam cho biết, đoạn đê này đã được đắp từ lâu, mặt đê nhỏ hẹp, rải cấp phối, lưu lượng xe tải lưu thông không nhiều đồng thời khu vực này cách xa sông, chưa xảy ra hiện tượng sạt, trượt. Vì vậy, việc đánh giá nguyên nhân xảy ra sự cố là rất khó chính xác. Theo nhận định ban đầu, nguyên nhân xảy ra sự cố có thể là do địa chất nền đê yếu mặt khác do nắng nóng kéo dài nhiều ngày xảy ra hiện tượng co ngót không đồng đều.

Hiện UBND tỉnh Hà Nam đã có Quyết định về việc tình huống khẩn cấp khắc phục sự cố nứt đê tả Đáy đoạn từ K130+096 – K130+365. Theo đó, UBND tỉnh Hà Nam giao UBND huyện Thanh Liêm phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở, xây dựng phương án theo phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra

UBND huyện và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình trạng sạt lở, cắm biển cảnh báo, khoanh vùng hạn chế người và phương tiện vào khu vực sạt lở; tổ chức bố trí cán bộ trực theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở và điều tiết giao thông cho người dân tại tuyến đê sạt lở.

UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam xác định nguyên nhân gây ra sự cố và lên phương án khắc phục.

Với sự cố nứt đê tả sông Đáy từ K130+365- K131+200, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Nam cũng đã đề nghị UBND tỉnh Hà Nam cho phép tiếp tục thực hiện các biện pháp khắc phục. Sở cũng đề nghị UBND huyện Thanh Liêm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương phối hợp với Chi cục Thủy lợi tỉnh Hà Nam tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố; cắm biển cảnh báo, khoanh vùng khu vực sự cố; thực hiện các biện pháp cấm xe ô tô lưu thông qua đoạn đê này.

UBND huyện rà soát, điều chỉnh, bổ sung phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm tuyến đê khu vực xảy ra sự cố; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư, lực lượng và phương án huy động theo phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo đối phó kịp thời với tình huống xấu có thể xảy ra.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật