Con gái 3 tuổi làm shipper, mẹ Đồng Nai lên tiếng khi bị trách ‘Không sợ yê‌u râ‌u xan‌h?’

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau một thời gian dạy con về trân quý giá trị lao động, bé Mụp con chị Vy trở nên dạn dĩ và tự tin hơn rất nhiều.
Con gái 3 tuổi làm shipper, mẹ Đồng Nai lên tiếng khi bị trách ‘Không sợ yê‌u râ‌u xan‌h?’
Chị Vy có chủ trương dạy con sống tự lập từ nhỏ.

Xem Video: Bí quyết để bạn gái không gặp yê‌u râ‌u xan‌h

Câu nói "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình" dường như đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều mẹ trong việc nuôi dạy con. Theo đó, không ít mẹ đã tận dụng các công việc nhà để dạy con về sự sẻ chia, biết yêu lao động và học các kỹ năng trong cuộc sống.

Chị Thúy Vy (sinh sống tại Đồng Nai) cũng là một trong số những bà mẹ như thế. Cô con gái của chị - bé Mụp – nay mới 3 tuổi nhưng đã là trợ thủ đắc lực cho mẹ trong rất nhiều việc đi giao trà sữa, chẳng khác gì một "shipper” chuyên nghiệp.

Con tự tin nhờ mẹ cho đi giao trà sữa

Chia sẻ về lý do dạy con phụ mẹ từ sớm, chị Vy cho biết: "Mình nghĩ cho con làm phụ mẹ với mục đích đầu tiên là giúp con biết yêu lao động, có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống, không ỷ lại vào người khác. Từ đó, con có thể hiểu và thông cảm cho sự vất vả của bố mẹ, những người thân, người ngoài khi họ phải làm việc. Ngoài ra, mình tin rằng khi làm việc cũng kíc‌h thí‌ch trí não trẻ phát triển, bởi có những lúc gặp khó khăn, trẻ sẽ phải tự tìm ra hướng giải quyết".

Theo lời chị Vy, bản thân chị ở nhà nên thời gian chăm sóc và ở bên con là cả ngày. Từ công việc kinh doanh chị rất quan tâm đến việc sẽ dạy con về giá trị lao động.

Bé được mẹ cho đi đưa trà sữa.

Có chủ trương dạy con sống tự lập từ nhỏ như vậy, nên khi bé Mụp còn nhỏ, chị Vy đã cho con làm quen với các việc nhà thông qua quan sát. Khi con được 3 tuổi, chị chính thức dạy cho con các việc phù hợp với sức của mình. Mới đầu, chị cho con xem mẹ làm, con háo hức thích thú và muốn bắt tay vào làm. Rồi những lần đi giao đồ ăn mẹ cho con đi theo và đem tận tay cho khách, những lần đầu con làm chưa quen, vụng về, lóng ngóng nhưng chị vẫn kiên trì, vui vẻ khuyến khích con. Dần dần thì con quen và trở nên thích thú với việc phụ mẹ.

Chị nói: “Mẹ bán trà sữa nên cũng hay đưa bé đi ship cùng, bé cũng để ý khi mẹ ship cho khách. Đợt vừa rồi cũng tình cờ mẹ đưa bé ship cho chú gần nhà, qua hành động thiết thực đó mẹ cũng muốn tập cho con tính cách mạnh dạn, tự tin”.

Chị thường xuyên dẫn con đi ship đồ ăn nhanh, với hy vọng con sẽ hiểu được những vất vả mà sức lao động của con người bỏ ra.

Chị cho biết, từ khi cho bé phụ mẹ bán hàng, chị Vy nhận ra con có sự tiến bộ rõ rệt, bé Mụp trở nên chăm chỉ, mỗi lần mẹ nói bé ơi đi ship không là bé đi liền. Vì bé biết được công việc đó là phụ mẹ.

Chị cũng hiểu rõ vấn đề phải dạy con lao động sao cho phù hợp với hoàn cảnh, tránh để xảy ra rủi ro khó lường trước. Từ đây chị cũng sẽ dạy con được nhiều bài học về mức độ thân thiết khi tiếp xúc với mỗi người. “Nhiều người thấy mình cho con giao trà sữa đã rất lo lắng và sợ rằng bé bị yê‌u râ‌u xan‌h, nhưng mẹ là người giám sát con mà, mẹ bảo vệ con nên không quá lo vấn đề này. Mẹ là người biết rõ ai xấu ai tốt để con tiếp xúc” – chị Vy cho hay.

“Có hôm Mụp xách túi trà sữa sang giao cho chú hàng xóm, vừa tới cửa, Mụp đã gọi to: “Chú ơi hai chục”, bé giao xong và cầm tiền về đưa mẹ. Dù chưa hiểu gì về tiền nhưng mỗi lần giúp mẹ xong mình lại khen ngợi và dành những lời ngọt ngào, điều đó đồng nghĩa với việc công sức của con bỏ ra được mẹ ghi nhận, con vô cùng thích thú” – chị kể.

Dùng lời khen để ghi nhận công lao động của con

Mẹ Đồng Nai tâm sự, bé Mụp 3 tuổi và con gần như biết hết mọi thứ. Nhiều người lớn vẫn hay nghĩ “trẻ con thì chẳng biết gì”. Tuy nhiên, nếu được dạy chu đáo thì những em bé này có thể giúp mẹ được kha khá việc.

Chị cũng kể thêm, thời gian này con gái thường xuyên được mẹ đưa đi giao đồ ăn nhanh cùng, chị đã rất bất ngờ về kỹ năng giao tiếp và cách ứng xử của con với khách. Tiến bộ vượt sức mong đợi của bố mẹ, vậy là ngay lập tức con được tán dương để khiến con thấy thích thú hơn khi được ghi nhận công lao: "Trẻ con thích khen lắm, nhưng mình phải biết cách khen là vừa ghi nhận vừa khuyến khích. Ví dụ sau mỗi lần đi giao đồ về, mình thường bảo: "Hôm nay Mụp giúp được mẹ rất nhiều việc, con thật là ngoan!", "Bịch bánh tráng trộn này là do Mụp giao này, Mụp chăm chỉ cực kỳ!". Mình cũng cần phải dành một "khoảng trống" khi khen, để con biết cách cố gắng làm tốt hơn trong những lần sau".

Những lời khen ngợi kịp thời như thế chị tin là rất thiết thực, giúp thúc đẩy động lực cố gắng của con. Mỗi cuối tuần, cả nhà ngồi lại ngồi với nhau, con hào hứng khoe thành tích và cả những câu chuyện xung quanh việc được mẹ cho đi ship đồ ăn.

Con luôn hào hứng mỗi khi được phụ mẹ.

Chị muốn con có thể hiểu và thông cảm cho sự vất vả của bố mẹ, những người thân, người ngoài khi họ phải làm việc

Chia sẻ thêm về tính cách của con gái, chị cho biết, Mụp ngoan ngoãn lại đáng yêu, con càng lớn càng ngoan và lễ phép, bé rất thích dỗ ngọt, mẹ luôn làm gương từ những việc nhỏ nhất như âu yếm, dỗ nín, xin lỗi con và cảm ơn con... chính vì thế bé học theo mẹ rất nhanh, dạ, thưa, cảm ơn và nhất là luôn sống rất tình cảm.

Dù mới 3 tuổi nhưng con tỏ ra là đứa trẻ hiểu chuyện. Có lần bé trèo leo lên tủ làm bể lọ thuốc của mẹ, ba thì nhanh chóng dọn sạch để che giấu cho bé không bị mẹ la. Mẹ thì đang bán cho khách ở ngoài, con nhanh chân chạy ra khoanh tay nói: “Con xin lỗi mẹ ơi”. Một câu xin lỗi cũng đủ để bé ý thức được tội do mình gây ra, và mẹ cũng cảm thấy hết giận, mẹ vui khi con biết xin lỗi.

Là một bà mẹ bố dạy con về giá trị lao động ngay từ khi con còn rất nhỏ, chị Vy quan điểm của mỗi người mỗi khác. Chị tin tưởng vào cách dạy con của mình và hài lòng khi những kết quả mang lại đang khiến các con chị tự tin, dạn dĩ, biết phụ giúp mẹ, thấu hiểu được giá trị của việc lao động.

Từ khi cho bé phụ mẹ bán hàng, chị Vy nhận ra con có sự tiến bộ rõ rệt, bé Mụp trở nên chăm chỉ và rất hiểu chuyện.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật