Dịch bệnh đến bất kỳ, con người chọn cách đối diện ra sao?

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Camus nhắc chúng ta rằng sản nạn khổ đau là một sự ngẫu nhiên phi lý, và đó là khía cạnh khả dĩ nhất mà ta có thể đề cập đến.
Dịch bệnh đến bất kỳ, con người chọn cách đối diện ra sao?
Đồ họa: Lucy Jones

Albert Camus - nhà văn, triết gia, cầu thủ nổi tiếng - thông qua câu chuyện về đại dịch bệnh đã gửi gắm nhiều triết lý trong dịch hạch. Mới đây, Alain de Botton - tác giả sách best-seller - đã đưa ra những góc nhìn thú vị về dịch hạch trên mục "Opinion" của The New York Times.

dịch bệnh luôn ở đó

Tháng 1/1941, Albert Camus bắt tay vào trước tác câu chuyện về con virus đã lây lan một cách không thể kiểm soát từ động vật sang người và cuốn phăng nửa số dân của “một thị trấn bình thường” mang tên Oran, nằm ở bờ biển Algeria. dịch hạch xuất bản năm 1947, vẫn thường được xem là tiểu thuyết Âu châu xuất sắc của thời hậu chiến (Thế chiến thứ Hai).

Lật mở cuốn sách, một không khí tầm thường đến rùng mình bao phủ. Dân thị trấn chìm trong đời sống biến chất quay cuồng với đồng tiền. Rồi cơn ác mộng kéo tới, những điều kinh khủng bắt đầu. Người dẫn chuyện, bác sĩ Rieux, đã đi ngang qua một con chuột chết. Rồi tiếp đó là những người khác, những người khác nữa. Rất nhanh chóng bệnh dịch trùm khắp Oran, căn bệnh quái ác lây truyền từ người này sang người khác, reo rắc sự hoảng loạn khắp nơi cùng chốn.

Viết cuốn này, Camus đã đắm mình trong lịch sử của những bệnh dịch. Ông đọc về Cái Chết Đen đã cướp đi sinh mạng ước tính 50 triệu người châu Âu vào thế kỷ 14, đợt dịch ở Italy năm 1630 với 280.000 người chết dọc đồng bằng vùng Lombardy và Veneto, trận dịch khủng khiếp ở London năm 1665 cũng như khi dịch hạch càn quét một loạt thành phố miền duyên hải phía Đông Trung Quốc trong suốt thế kỷ 18-19.

Camus không nhắm tới một trường hợp dịch bệnh cụ thể, hay theo một cách nhìn hẹp, đôi khi vẫn được hiểu, rằng đây là câu chuyện mang tính ẩn dụ về sự chiếm đóng của quân đội Quốc xã ở Pháp. Ý tưởng này (hiểu dịch bệnh theo nghĩa rộng) lôi cuốn Camus, bởi lẽ ông tin rằng những biến cố lịch sử hiện thời mà chúng ta gọi là bệnh dịch ấy chẳng qua chỉ là loạt hệ quả phát sinh từ một điều kiện tiên quyết phổ quát, hay những hoạt cảnh kịch tính của một kịch bản bất biến: Rằng tất thảy con người đều có nguy cơ bị xóa sổ khỏi cuộc đời, một cách ngẫu nhiên, vào bất kỳ lúc nào, bởi một con virus, một tai nạn, hay những tác động từ chính đồng loại.

Dân Oran không chấp nhận điều này. Ngay cả khi một phần tư thành phố đã chết vì bệnh, họ vẫn tiếp tục suy tưởng rằng chuyện đó sẽ không xảy đến với mình. Họ là những con người hiện đại nắm trong tay di động, máy bay, rồi cả báo chí. Họ chắc mẩm rằng mình sẽ không chung số phận với những nạn nhân của London thế kỷ 17 hay vùng Quảng Châu thế kỷ 18.

“Không thể nào lại là dịch hạch được, mọi người đều biết rằng thứ ấy đã biến mất khỏi phương Tây”, một nhân vật cảm thán. “Vâng, ai cũng biết điều ấy”, Camus tiếp, “trừ người chết".

Với Camus, một khi đi tới cái chết thì chẳng có vận động lịch sử nào nữa, cũng không sao thoát khỏi tình trạng yếu nhược của bản thân. Đời sống đã và sẽ luôn được đặt ở tình trạng báo động; đó quả thực là một “điều kiện sống căn bản” không thể chối từ. dịch bệnh hay không, thì nó vẫn luôn ở đó, như nó đã từng, nếu chúng ta coi dịch bệnh như một khả-năng-chết-đột-ngột, một sự kiện có thể đưa đẩy cuộc đời đến chỗ vô nghĩa lý ngay lập tức.

Con người cần yêu lấy tha nhân, đừng câu nệ đại dịch

Đây là những gì Camus ngụ ý khi ông bàn về “sự phi lý” của cuộc đời. Nhận chân ra điều này giúp con người tránh lâm vào tuyệt vọng, ngõ hầu vãn hồi những bi - hài của thực tại, khả năng xoa dịu của trái tim, sự khước từ những lời phán xét và thuyết giảng về hoan lạc hay ân huệ.

dịch hạch không phải một nỗ lực làm chúng ta hoảng sợ, bởi sự hoảng sợ gợi nhắc đến một tình trạng nguy cấp trong ngắn hạn mà cuối cùng rồi sẽ ổn thỏa. Nhưng chẳng bao giờ có được sự bảo an tuyệt đối như vậy - và đó là nguyên do tại sao, với Camus, con người vẫn cần phải yêu lấy tha nhân khốn cùng và phải làm việc mà chẳng câu nệ vào hy vọng hay tuyệt vọng về khả năng giảm nhẹ bớt những đau khổ. Đời là nơi an trú chứ không phải một cái bệnh viện.

Nhà văn Camus. Ảnh: Kurt Hutton / Getty Images

Ở đỉnh điểm của sự lây lan, khi có tới 500 người chết một tuần, một vị linh mục Công giáo tên Paneloux đã xướng một bài thuyết nhằm giảng lý giải dịch bệnh như lệnh trừng phạt của Chúa trước sự suy đồi của con người. Nhưng chính bác sĩ Rieux đã chứng kiến cái chết của một đứa trẻ và tường tận hơn câu chuyện ở đây: Cơn bệnh tình cờ ập đến, chẳng có lý do, nó đơn giản là một sự phi lý, và đó là khía cạnh khả dĩ duy nhất mà ta có thể đề cập đến.

Người bác sĩ làm việc không biết mệt mỏi để cứu chữa mọi người xung quanh mình. Nhưng, anh không phải anh hùng. “Tất cả chuyện này không mang nghĩa cử anh hùng gì cả”, Rieux nói. “Nghe có vẻ thật nực cười, nhưng cách duy nhất để chống chọi bệnh dịch, ấy là sống một cách thích đáng”. Một nhân vật khác hỏi liệu thế nào được coi là “thích đáng”. “Làm việc của mình”, người bác sĩ đáp.

Cuối cùng thì, sau hơn một năm, bệnh dịch bị đẩy lui. Dân thị trấn ăn mừng. Cơn bĩ cực đã qua. Đời sống thường nhật trở lại. Nhưng bác sĩ Rieux “hiểu rằng biến cố đã qua không có nghĩa là chúng ta đã giành chiến thắng chung cuộc”, Camus viết. Đó chỉ là ghi dấu của những gì đã xảy ra, và chắc chắn, là những điều mà hẳn sẽ được lặp lại, để đối phó với thảm kịch”. dịch hạch, ông tiếp lời, “không bao giờ chết”; nó “mai phục dai dẳng trong những phòng ngủ, những hầm rượu, ở những thân cây, những mảnh mùi-soa và trên những tờ báo cũ” chờ tới ngày hồi sinh “đánh thức lũ chuột và đem sự chết chóc của chúng tới vài thành phố thích hợp".

Camus muốn nói với con người của thời đại chúng ta rằng ông không phải một nhà tiên tri huyền hoặc có thể thấu đáo cả những gì mà những nhà dịch tễ học ưu tú nhất cũng không hay biết. Mà rằng ông đang kiểm thảo bản chất của người một cách xác đáng. Ông hiểu, còn chúng ta thì không, rằng “tất cả mọi người đều có nó trong mình, cái mầm bệnh ấy, bởi không ai trên trái đất này, không một ai, được miễn nhiễm".  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10577
  1. Vĩnh Long lập 9 chốt kiểm dịch Covid-19
  2. Trump: Đeo khẩu trang là yêu nước
  3. Australia chuẩn bị thử nghiệm vaccine ngừa Covid-19 trên người
  4. Australia có thể duy trì các biện pháp hạn chế dịch COVID-19 lây lan thêm 1 năm
  5. Bị điều tra vì đăng ảnh đi chơi lên Facebook khi đang cách ly xã hội
  6. Ca nhiễm tăng bất thường, Australia điều tra vụ tiệc tùng trái phép
  7. Những bà mẹ Việt tại Australia tặng hàng nghìn suất quà cho đồng hương
  8. Australia lo ngại làn sóng thứ hai của dịch Covid-19
  9. Thủ tướng đề nghị Australia quan tâm du học sinh Việt Nam
  10. Dịch COVID-19: Quốc hội Australia thông qua gói hỗ trợ kinh tế lớn chưa từng có
  11. Dân Australia hóa trang lộng lẫy khi đi đổ rác giữa mùa dịch
  12. Đổ xô ra biển bất chấp Covid-19
  13. Australia thử nghiệm giai đoạn 1 vaccine phòng Covid-19
  14. Australia cảnh báo các kit xét nghiệm lỗi ‘nguy hiểm’ từ Trung Quốc
  15. Đại sứ quán làm rõ tin Australia khuyến cáo người ngoại quốc về nước
  16. Thợ sửa giày tặng 30.000 m2 đất giá hàng trăm nghìn USD để chống dịch
  17. Trường ‘quý tộc’ ở Mỹ đóng cửa vì virus, sinh viên tiệc tùng ăn mừng
  18. New York có ‘ngày chết chóc nhất’, số ca tử vong gần bằng vụ 11/9
  19. Cuộc chiến khốc liệt giành khẩu trang giữa Mỹ và các nước
  20. Hỏa thiêu vội vàng, tiếc thương kìm nén ở Vũ Hán vì dịch bệnh
  21. Nếu TQ không phong tỏa, có thể đã thêm 700.000 ca tử vong
  22. Mỹ khuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài, nhưng TT Trump sẽ không đeo
Video và Bài nổi bật