Trồng quả đỏ như gấc, to như quả táo, gái đảm thu hơn 2 tỷ đồng/vụ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Với chừng 2ha trồng dâu tây theo hướng VietGAP, mỗi vụ chị Đặng Thị Huyền, tiểu khu 14 (thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) thu hơn 2 tỷ đồng từ bán quả dâu tây tươi ra thị trường.
Trồng quả đỏ như gấc, to như quả táo, gái đảm thu hơn 2 tỷ đồng/vụ
Chị Đặng Thị Huyền, tiểu khu 14, thị trấn Mộc Châu trồng thử nghiệm dâu tây từ năm 2015.

Xem Video: "Hái" ra tiền nhờ trồng dâu tây ở Nghệ An? 

//

Được sự giúp đỡ của bố mẹ nuôi, đầu năm 2015, vợ chồng chị Huyền mạnh dạn rời nơi “chôn nhau, cắt rốn” ở huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) lên cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) lập nghiệp.

Nhận thấy vùng cao nguyên quanh năm mát mẻ này chẳng khác ở Đà Lạt là mấy, chị Huyền đã đề xuất với bố mẹ nuôi về ý tưởng trồng dâu tây của mình. Được bố mẹ nuôi hết lòng ủng hộ, vợ chồng chị Huyền cảm thấy vững tâm hơn khi bắt tay vào trồng thử nghiệm dâu tây trên đồng đất Mộc Châu.

Tháng 9/2015, chị Huyền lấy hơn 300 cây giống dâu tây cấy mô ở Đà Lạt về trồng thử. Vợ chồng chị Huyền khấp khởi mừng thầm vì giống dâu tây Đà Lạt sinh trưởng và phát triển tốt trên đất mới. Khi cây dâu tây bắt đầu cho thu hoạch, vợ chồng chị hái quả về ăn thử thì mới phát hiện ra đây là giống dâu chua. Nhận thấy sẽ rất khó bán nếu tiếp tục trồng giống dâu này, chị Huyền mới lên mạng tìm hiểu, rồi quyết định lựa chọn giống dâu tây Nhật Bản.

 

Từ hơn 300 cây giống dâu tây cấy mô ban đầu, đến nay chị Huyền đã phát triển thành trang trại dâu tây rộng chừng 2ha.

Bước sang năm 2016, chị Huyền nhờ người nhà ở bên Nhật mua hộ hơn 300 cây dâu tây giống cấy mô về trồng. “Thời gian đầu trồng dâu tây, tôi gặp không ít trở ngại, vì chưa hiểu rõ kĩ thuật chăm sóc, phòng trừ nấm bệnh cho chúng. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cộng thêm tích cực tìm hiểu trên mạng, dần dần tôi cũng đã nắm vững đặc tính của cây dâu tây. Giờ thì tôi hoàn toàn tự tin trong việc trồng, chăm sóc vườn dâu tây của gia đình” – chị Huyền chia sẻ.

Sau khi thuần chủng được giống dâu tây Nhật Bản, chị Huyền gửi tế bào về viện Nghiên cứu rau quả Trung Ương để nhờ nhân giống cấy mô. Theo chị Huyền, nếu nhân giống bằng cách tách ngó từ cây dâu tây sau khi đã thu hoạch xong, thì khả năng sinh trưởng và phát triển của chúng chậm, lại nhiều bệnh hơn. Sử dụng giống cấy mô không chỉ ít sâu bệnh mà còn cho quả sai hơn, to hơn và ngọt hơn.

 

Giống dâu tây Nhật Bản được chị Huyền trồng, chăm sóc theo quy trình VietGAP cho quả ngon, ngọt, được nhiều khách hàng chọn mua.

“Trang trại dâu tây VietGAP của gia đình tôi được trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ. Làm theo hướng này, quả dâu tây sẽ giữ được hương vị thơm hơn, ngon hơn. Tôi sử dụng đạm cá, đạm tôm, bột xương cá để bón cho vườn dâu tây, nên vườn dâu tây của gia đình luôn sinh trưởng, phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại. Khách đến hái dâu tây có thể ăn ngay tại vườn, vì hầu như tôi không sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật khi chúng cho quả” – chị Huyền cho hay.

Chia sẻ với Báo về quy trình trồng, chăm sóc dâu tây, chị Huyền vui vẻ nói: “Sau khi lấy cây giống dâu tây cấy mô về, tôi ươm giống trong khay, đặt trong nhà lưới có mái che, với giá thể chủ yếu là sơ dừa. Chừng 1 tháng sau, khi cây khỏe, tôi đưa ra trồng trên luống để nhân giống, một thời gian sau mới đưa ra trồng đại trà để thu quả. Thời điểm trồng dâu tây thích hợp nhất là vào khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm”.

 

Vào mùa thu hoạch dâu tây, trang trại của chị Huyền tấp nập khách đến tham quan, trải nghiệm hái dâu tây tại vườn.

Cũng theo chị Huyền, tuy chỉ trồng được 1 vụ/năm, song cây dâu tây đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thời gian cho thu hoạch kéo dài từ tháng 1 đến tháng 5, nếu chăm sóc tốt thì đến hết tháng 6 mới hết mùa dâu tây. Sau khi thu hoạch xong, chị Huyền nhổ bỏ toàn bộ diện tích dâu tây, để đất nghỉ chừng 2 tháng. Trước khi đưa cây dâu tây vào trồng khoảng 1 tháng, chị Huyền tiến hành cày bừa đất cho tơi xốp, sau đó trộn với phân chuồng ủ hoai mục, xử lý nấm bệnh, rồi lên luống, ủ bạt...

“Tùy theo từng thời kì sinh trưởng, phát triển của cây dâu tây mà tôi cho chúng “ăn” phân với liều lượng hợp lý. Tôi không bón trực tiếp mà hòa phân hữu cơ các loại như đạm cá, đạm tôm, bột xương cá... vào bể nước theo tỷ lệ nhất định, sau đó tưới cho vườn dâu tây bằng hệ thống tưới nhỏ giọt” – chị Huyền cho hay.

 

Ngoài làm giàu cho gia đình từ trồng dâu tây, chị Huyền còn tạo việc làm thường xuyên cho hàng chục lao động ở địa phương.

Trang trại dâu tây VietGAP của chị Huyền vào mùa thu hoạch, luôn tấp nập khách đến tham quan, trải nghiệm hái dâu tây ngay tại vườn. Dâu tây nhà chị Huyền không chỉ sạch mà còn rất thơm ngon, ngọt, khách mua ai cũng mê.

Mỗi vụ, chị Huyền bán ra thị trường khoảng 10 tấn quả dâu tây chín mọng. Chị Huyền bán với giá 300.000 đồng/kg cho khách tự hái dâu tây tại vườn. Còn bán đổ quả dâu tây tươi cho thương lái, thì chị lấy với giá từ 200 – 250.000 đồng/kg. Mỗi vụ, chị Huyền thu hơn 2 tỷ đồng từ bán quả dâu tây ra thị trường. Sau khi trừ chi phí, chị còn lãi hơn 1 tỷ đồng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật