Nếu không thể bao dung được cha mẹ, mọi lòng tốt với thiên hạ chỉ là giả dối

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Điều kiện đầu tiên làm nên một người có đức hạnh, chính là phải lấy chữ hiếu làm đầu. Hiếu không có, lộc lá dù đầy nhà đến đâu, cũng hóa thành tro bụi, không có đủ tư cách, phúc phận để thụ hưởng những điều tốt đẹp nhất này.
Nếu không thể bao dung được cha mẹ, mọi lòng tốt với thiên hạ chỉ là giả dối
Ảnh minh họa

Xem Video: Để chữ “hiếu” tròn đầy mùa Vu Lan

//

Muốn làm người tốt, đạo lý đầu tiên phải nắm chắc là bao dung với cha mẹ

Người xưa dạy rằng: “Địa thế khôn, quân tử dĩ hậu đức tái vật”, có nghĩa phú quý của một người, phụ thuộc vào đức hạnh của họ.

Và điều kiện đầu tiên làm nên một người có đức hạnh, chính là phải lấy chữ hiếu làm đầu. Hiếu không có, lộc lá dù đầy nhà đến đâu, cũng hóa thành tro bụi, không có đủ tư cách, phúc phận để thụ hưởng.

Con người không tự nhiên sinh ra và lớn lên. Tất cả đều nhờ công ơn, bàn tay của cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng. Cha mẹ không ai hoàn hảo, có người còn xấu xí, thân phận bần hàn, nhưng không phải vì vậy mà bạn được phép quay lưng, làm những chuyện đại nghịch bất đạo, nói những lời thương thiên hại lý.

Nên nhớ: Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ, gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha. Trên thế gian này, cha mẹ là hai người duy nhất nguyện ý hy sinh vì ta mà không cầu nhận lại.

Thậm chí, chấp nhận nằm gai, nếm mật, chịu khổ trăm bề không ca thán. Chỉ mong sao con có được cuộc sống tốt đẹp nhất mà thôi. Thế nên vô luận cha mẹ ra sao, con cái cũng phải yêu thương, hiếu thuận và kính trọng. Một người bất trung bất hiếu, mà làm điều thiện, nói lời nhân nghĩa thì tất cả chỉ là giả dối mà thôi.

Hiếu thuận với cha mẹ, ông trời tất sẽ để phúc cho

Cố nhân dạy: Thái độ đối đãi với cha mẹ của một người ẩn chứa tính cách chân thực nhất của họ. Người hiếu thuận, tất bản chất lương thiện, tất sẽ được thần phật độ trì, trời thương trời để phúc cho.

Nên nhớ, người ngoài chỉ là khách qua đường tạm bợ, chỉ có cha mẹ là chỗ dựa lớn nhất, tài sản vô cùng quý giá mà chẳng kho báu nào có thể sánh nổi. Hiếu thuận, bạn sẽ làm cho cuộc đời mình và cha mẹ hạnh phúc hơn. May mắn không cần cầu, cũng tự khắc gõ cửa tìm đến.

Trong xã hội xưa người già luôn được mọi thành viên trong gia đình vô cùng trọng vọng

Người xưa quan niệm tiền bạc, danh lợi chỉ là vật ngoài thân. Điều cốt yếu mang lại vinh quang cho một gia đình là nền tảng đạo đức và những nét đẹp truyền thống độc đáo. Người già đã trải qua những thăng trầm, bể dâu trong cuộc sống.

Đến khi già đi, các cụ đã tích lũy được một vốn kinh nghiệm vô cùng đáng quý. Đó chính là những bài học làm người, những trải nghiệm nhân sinh về nhân quả và những lời răn dạy được đánh đổi bằng bao tâm huyết, mồ hôi và nước mắt.

Vậy nên dẫu người già sức tàn lực kiệt nhưng lại là người nắm giữ những giá trị đạo đức được lưu truyền từ đời này Ǫua đờі khác. Xưa kia mỗi dịp tết đến xuân về, con cháu lại thi nhau bái lạy các cụ bô lão để tỏ lòng thành kính. “Yêu trẻ thì trẻ đến nhà, kính già già để tuổi cho”.

Trân trọng người già cũng thể hiện nhân phẩm và giá trị của một con người. Chính vì vậy người xưa lại càng coi trọng lòng hiếu thuận của con cái dành cho cha mẹ già. Thời ấy người già không cảm thấy cô đơn, trống vắng như trong xã hội theo đuổi vật chất, tiền tài danh vọng như ngày nay.

Thời thế đổi thay, lòng người cũng đổi khác, không còn coi trọng những giá trị đạo đức như xưa. Vậy nên kho báu vô giá mà cha mẹ nắm giữ mới vô tình bị bụi thời gian phủ đầy. Khi tìm lại những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp mà ông cha truyền lại, chúng ta mới có thể thực sự hiểu và biết cách bày tỏ sự hiếu thuận với cha mẹ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật