Các nhà thiên văn học đang chứng kiến cái chết của một ngoại hành tinh

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khám phá sự tồn tại của một ngoại hành tinh mới cách xa chúng ta hàng trăm năm ánh sáng luôn là điều hấp dẫn với các nhà thiên văn học cũng như những ai say mê tìm hiểu vũ trụ.
Các nhà thiên văn học đang chứng kiến cái chết của một ngoại hành tinh
Ảnh minh họa

Một số thực sự có nhiều điều thú vị hơn hẳn một số hành tinh khác, và hành tinh NGTS-10b chắc chắn là một trong những thế giới thu hút quan tâm nhất đối với các nhà khoa học.

NGTS-10b không giống Trái Đất và cũng không có tiềm năng dành cho sự sống, nhưng tình cờ nó lại quay quanh một ngôi sao ở một khoảng cách ngắn đến không ngờ. Trên thực tế, nó đi hết một vòng quỹ đạo chỉ trong 18 giờ. Nó là một quả cầu khí khổng lồ, vì thế người ta gọi nó là “sao Mộc nóng”. Tuy nhiên có vẻ như nó sẽ chẳng còn tồn tại được bao lâu nữa mà có khi nó đang chết ngay vào lúc chúng ta đang nói đến đây.

Hành tinh này được phát hiện ra rất đặc biệt vì những hành tinh “sao Mộc nóng” là rất hiếm, ít nhất là trong phạm vi chúng ta có thể quan sát được. Chúng ta không hay tìm thấy những hành tinh như thế và các nhà khoa học rất muốn biết vì sao lại như vậy.

Tiến sĩ James McCormac, tác giả chính của một nghiên cứu về NGTS-10b cho biết hành tinh này quay quanh một ngôi sao không khác nhiều so với Mặt Trời của chúng ta, và thời gian sống của nó cũng vô cùng ngắn ngủi. Mặc dù theo lý thuyết thì các sao Mộc nóng có vòng quay quỹ đạo ngắn (dưới 24 giờ) là dễ tìm hiểu nhất do chúng có kích thước lớn và xuất hiện thường xuyên, và chúng cũng là những trường hợp rất hiếm gặp. Trong số hàng trăm sao Mộc nóng mà chúng ta biết đến nay thì chỉ có 7 hành tinh có vòng quay quỹ đạo ngắn hơn 1 ngày.

Dựa vào vị trí hiện nay của NGTS-10b và những gì các nhà thiên văn học biết về sự hiếm có của các hành tinh này, nghiên cứu cho thấy nó đang đi theo đường xoắn ốc tiệm cận dần vào ngôi sao mà nó quay quanh. Các quan sát kĩ hơn sẽ cho biết kết quả chính xác có đúng vậy hay không, và nếu các nhà khoa học chú ý rằng vòng quay quỹ đạo của nó đang chậm dần thì có thể đúng là nó đang chết dần.

Tiến sĩ Daniel Bayliss, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết tất cả mọi điều chúng ta biết về sự hình thành một hành tinh nói lên rằng các hành tinh và các ngôi sao hình thành cùng một lúc. Mô hình tối ưu mà chúng tôi có cho thấy ngôi sao này có khoảng 10 tỷ năm tuổi và hành tinh NGTS-10b cũng vậy. Chúng ta đang chứng kiến nó bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc đời hoặc bằng cách nào đó cũng có thể nó sẽ sống lâu hơn so với bình thường.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật